Theo báo cáo mới nhất, nguồn cung BĐS tại TP.HCM trong nửa đầu năm 2019 sụt giảm đáng báo động. Có đến 84% dự án BĐS không thể triển khai. Lý do là vì vướng nhiều các thủ tục pháp lý, chậm trễ tính tiền sử dụng đất,…

Một dự án BĐS không được triển khai gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp
Trong nửa đầu năm 2019, chỉ công nhận 3 dự án được đề xuất
Thống kê bởi HoREA cho thấy chỉ có 3 dự án nhà ở thương mại được công nhận chủ đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2019. Dự án này với tổng diện tích 2,2 ha gồm 924 căn hộ. Giảm 84,2% so với cùng kỳ năm ngoái, tức giảm 16 dự án.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 24 dự án được công nhận đủ điều kiện bán nhà. Gồm tổng số 7313 căn hộ, giảm 10 dự án so với năm ngoái. Theo đó Hiệp hội BĐS HoREA bày tỏ quan ngại trước sự sụt giảm này. Nhất là sự sụt giảm của dự án căn hộ nhà ở có giá vừa phải.
Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu cho rằng BĐS đang đứng trước nhiều rủi ro. Thứ nhất là về vấn đề pháp lý. Thực tế, nhiều chủ đầu tư đã bỏ tiền để giải phóng mặt bằng nhưng cũng không thể hoàn thành thủ tục pháp lý. Từ đó khiến việc triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn. Trong các tình huống này, lỗi không hoàn toàn thuộc về các nhà đầu tư.
Các dự án BĐS gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai
Ngoài ra luật Nhà ở 2014 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Khi đó các dự án nhà ở thương mại, có quỹ đất, xem lẫn đất rạch, bờ đất… thường sẽ chiếm khoảng 10% diện tích dự án. Những dự án này có nguy cơ bị ách tắc thủ tục công nhận chủ đầu tư bởi theo quy định của các dự án nhà ở thương mại thì phải có 100% đất ở.
Không chỉ vậy những dự án có quỹ đất xen kẽ bờ rạch do Nhà nước quản lý chiếm khoảng 10% diện tích dự án cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Theo đó những dự án này sẽ bị ách tắc thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng,…. Trường hợp này xảy ra cả khi doanh nghiệp nộp hồ sơ xin giao đất dự án.
Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính rắc rối cũng khiến dự án bị chậm tính tiền sử dụng đất. Những dự án này thường được kéo dài từ 1 – 3 năm, hoặc bị rà soát và thu hồi quyền sử dụng đất,…
Các vướng mắc pháp lý khiến nhiều dự án không thể triển khai
Không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khốn đốn khi dự án bị kéo dài nhiều năm. Bà Như Loan, TGĐ Công ty Quốc Cường bức xúc khi công ty có 8 dự án thì hết 7 dự án không thể triển khai vì vướng mắc pháp lý. Thiệt hại từ những dự án này doanh nghiệp phải tự đền bù. Kể cả khi hầu hết đất dự án là đất nông nghiệp nên đều dính sông, rạch.
Được biết, Thành phố đã giao cho doanh nghiệp phần đất làm dự án từ năm 2013. Thế nhưng sau vụ Vũ “nhôm”, các thanh tra cho rằng việc giao đất như vậy là không hợp lý. Vì vậy thành phố đã yêu cầu các dự án chỉ cần dính 1 m2 đất công cũng phải được đấu giá.
Liên quan đến vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng việc đấu giá đất nằm xen với dự án không phải là chuyện đơn giản. Vì vậy Sở TN – MT có thể đưa ra các giải pháp quy đổi nào đó để tổ chức đấu giá đất công. Hơn nữa, quá trình cấp sổ đỏ đối với những loại đất này là khá phức tạp. Việc đấu giá đất có dính 1 m2 đất công còn nhiều bất cấp. Theo đó Thành phố đã kiến nghị xem xét các phương án mới nhưng chưa có hướng dẫn. Vì vậy buộc phải thu hồi là đấu giá.
Thử nghiệm phương án hoán đổi đất công
Trước tình hình đó, thành phố đang xem xét giải pháp hoán đổi đất. Tức là nếu doanh nghiệp được giao khu đất này thì được phép đổi lại một khu đất sạch khác. Trước mắt giải pháp này sẽ được xin phép thực hiện thí điểm để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Cũng theo ông Châu, các doanh nghiệp có dự án không thể triển khai đang gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản nếu dự án không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để tiến hành triển khai.
Báo cáo của HoREA cho thấy, ngân sách thành phố đã bị ảnh hưởng do sự sụt giảm của thị trường BĐS. Cụ thể trong năm 2018, nguồn thu ngân sách giảm khoảng 16,8% so với năm 2017. Kết quả ngân sách thành phố thu được trong 6 tháng đầu năm không đạt 50% kế hoạch đề ra. Số thu tiền sử dụng đất cũng giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biên tập bởi Viraland.vn