Toàn bộ sinh hoạt của người dân phía Nam với thành phố luôn cần phải đi qua cây cầu này ngày nào đã không còn được yên tĩnh như nó vốn dĩ phải có, giờ đây là hình ảnh của dòng người bất động mỗi sáng trên thân cầu im lìm. Hình ảnh này dường như đang nói lên một sự đi xuống đáng lo lắng của thành phố, sự tắc nghẽn của hạ tầng giao thông và hơi hết nó lại chính là điểm nghẽn của nền kinh tế..

Hạ tầng giao thông đang ngày càng đi xuống tại Tp. HCM
Tôi sinh ra và lớn lên ở Nhà Bè nhưng chọn làm việc ở tít Quận 1 xa xôi nên hằng ngày, tôi vẫn cứ bon ba trên chiếc xe máy của mình để đến công ty. Mỗi ngày mất tầm hơn 30 phút là đến nơi.
Mọi chuyện tưởng chừng sẽ không có gì đáng nói, cho đến một ngày, khi tôi đã không còn thong thả để đến cơ quan như trước đây mà thay vào đó là hình ảnh phải hằng ngày đứng giữa lòng thành phố, đứng trên một cây cầu với hàng ngàn người đang chờ đợi phía trước, bên phải, bên trái và phía sau tôi. Dòng người ngày một đông hơn nhưng tôi vẫn không nhúc nhích thêm được một khoảng cách nào cả.
Câu chuyện đằng sau một cây cầu
Vẫn con đường ấy, vẫn cây cầu huyết mạch nối liền mọi hoạt động sinh hoạt của chúng tôi nhưng giờ đây, thay vì di chuyển mất tầm 30 phút thì tôi lại mất đến 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi đồng hồ cho việc di chuyển này. Tôi và những con người tội nghiệp kia ngày ngày lại phải chứng kiến biết bao nhiêu cuộc cãi vã ngay chính trên cây cầu chật chội này.
Cảnh một người chặn đầu xe ô tô chỉ để chửi bới, yêu cầu tài xế trả lại đường cho những chiếc xe máy đi, hay cảnh những chiếc xe máy vì đã quá ngán ngẩm con đường này đàng phải dắt xe lên vỉa hè kia để đi. Tôi vô tình có nghe một cậu bé hỏi bố cậu “bố ơi, sao bố không chạy lên vỉa hè đằng kia”, phải chăng vỉa hè lúc này đã dành cho cả xe máy lưu thông qua lại?
Đứng trên cây cầu đông nghịt người này tôi đã được chứng kiến không biết bao nhiêu là câu chuyện thường này, kể cả chuyện hai vợ chồng trẻ sáng ra gây nhau ầm ỉ trên chiếc xe ô tô vì chuyện tiền bạc, rồi cả những câu chuyện của những bạn học sinh, hay thậm chí nghe hết một list nhạc trên xe anh taxi,.. Tôi đã từng liều mình bám theo đuôi những chiếc xe chạy lách vào ngõ hẻm nhưng thật ra bạn biết đấy, vẫn không có lối thoát nào cho cái nạn kẹt xe này.
Thành phố này đã thực sự “thông minh”
Nhiều người chưa được chứng kiến, chưa được thử cảm giác phải đứng trên cây cầu đầy nghịt người trong khoảng hơn 30 phút, dưới cái nắng 40 độ C giữa lòng thành phố, thì bạn làm sao hiểu được sự bực bội cũng như khó chịu mà những người dân tội nghiệp như chúng tôi đang phải hằng ngày trải qua.
Một số bạn cho rằng biết như thế thì đừng đi đường đó, lựa chỗ khác mà đi nhưng xin thưa chỉ có một con đường duy nhất. Bạn bảo rằng cây cầu đang được tu sửa, được mở rộng, ừ đúng thì nó đang được mở rộng nhưng từ khi nghe triển khai đến bây giờ đã hơn một năm, nạn kẹt xe trên cầu vẫn cứ ngày một nặng hơn mà không hề giảm bớt.
Dòng người bất động trên cầu cũng đang là mnh chứng cho sự bất động của nền kinh tế. Mà cụ thể là minh chứng cho một điểm nghẽn của hạ tầng giao thông tại thành phố. Dường như nói đến HCM, đặc sản của chúng tôi là “kẹt xe” thì phải.
Tôi đã lấy làm mừng khi nghe tin vào tháng 10/2017, nơi này sẽ được chuyển mình trở thành một “thành phố thông minh” mặc dù TP HCM bị xếp hạng chót trong những thành phố của Đông Nam Á về chất lượng sống. Và đặc biệt là ở đề án lần này, cải thiện mạng lưới giao thông là một trong những bài toán được ưu tiền giải quyết để hướng đến một thành phô “thông minh” thực sự.
Nên bắt tay vào điều chỉnh lại hạ tầng giao thông
Đã có nhiều dẫn chứng đưa ra để chứng minh cho sự phát triển không ổn của cơ sở hạ tầng giao thông tại khu vực. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Bí thử Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có những nhận xét cực kỳ chính xác cho sự suy giảm lần này. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cũng đồng tình với ý kiến cho rằng giao thông đô thị đang là một điểm nghẽn nghiêm trọng của vùng kinh tế.
Thật sự mà thấy, nếu như những lời hứa mở rộng cầu được thực hiện ngay thì tình trạng này đã không diễn ra, tôi đã không phải cảm thấy hoang mang khi một đứa trẻ tư vấn cho bố nó chạy xe lên vỉa hè mà đi. Phải chăng, là do thành phố ” thông minh ” nên người dân cũng tự “thông minh” lên theo cách của học.
Đáng ra, nếu muốn con người thông minh theo đúng nghĩa, thì trước tiên cơ sở hạ tầng giao thông phải được quan tâm hàng đầu như đúng cách mà một thành phố “thông minh” phải có. Vốn dĩ, một đứa trẻ không thể có suy nghĩ leo lên vỉa hè đi, trừ khi, nạn kẹt xe cứ liên tục xảy ra, khiến nó bắt buộc phải có suy nghĩ như vậy thì mới giải thoát cho mình giữa dòng người đông đúc này.
Biên tập bởi Viraland – Trang tin bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam