Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ xây dựng nghị định về quản lý vận hành căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn thay cho hình thức thông tư như kế hoạch ban đầu.

Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ xây dựng nghị định
Căn hộ officetel có thể được dùng để vừa ở vừa làm văn phòng
Bộ Xây dựng gửi văn bản cho Thủ tướng Chính phủ về loại hình công trình văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn – căn hộ văn phòng (officetel) để tiến hành nghiên cứu, xây dựng ban hành quy chế quản lý vận hành. Theo đó, loại hình bất động sản đang gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, xây dựng sau:
– Thứ nhất, về cơ sở pháp lý và thẩm quyền ban hành
Hiện nay vẫn chưa có khái niệm, quy định pháp lý trong hệ thống pháp luật về loại hình này. Nghị định số 81/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ. Theo đó Bộ Xây dựng không có quyền quy định nội dung quản lý vận hành căn hộ văn phòng. Đồng thời các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng cũng áp dụng quy định này. Do đó, việc Bộ Xây dựng ban hành quy chế vận hành officetel là chưa đủ cơ sở pháp lý.
– Thứ hai, về lưu trú và quản lý lưu trú
Loại hình công trình này có chức năng vừa làm văn phòng vừa dùng để lưu trú ngắn hạn. Việc lưu trú được hiểu là những người làm việc tại văn phòng này được lưu trú sau giờ làm. Khác với dạng văn phòng truyền thống chỉ sử dụng để làm việc. Như vậy, việc lưu trú này tại văn phòng là có điều kiện. Do đó, phải có cơ chế quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng biến văn phòng thành nhà ở. Dẫn tới tình trạng gây quá tải hệ thống hạ tầng đô thị, gia tăng dân số.
– Thứ ba, về thủ tục hành chính
Đối với nhà ở, hiện nay pháp luật chỉ có quy định về quản lý sử dụng nhà ở. Trong đó có các tòa nhà hỗn hợp gồm căn hộ và các công trình dịch vụ khác. Nhưng đối với các tòa nhà chỉ có căn hộ văn phòng thì chưa có quy định.
Điều này dẫn đến việc phải có quy định cụ thể về mô hình quản lý khi quyết định ban hành quy chế quản lý vận hành (Có cần thiết phải thành lập ban quản trị/ ban quản lý đối với tòa nhà căn hộ văn phòng hay không? Và nếu thành lập thì phải có quy định cụ thể về trình tự thủ tục, thời gian, cơ quan giải quyết, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết như thế nào).
Theo đó, phải quy định thủ tục hành chính với quy chế vận hành loại hình căn hộ văn phòng. Trong khi quy định thủ tục hành chính không được áp dụng với luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thông tư.
– Thứ tư, về điều kiện đầu tư kinh doanh
Đối với việc quản lý vận hành công trình xây dựng đa năng, đa sở hữu. Cần có đơn vị quản lý vận hành đối với tòa nhà căn hộ văn phòng có nhiều chủ sở hữu. Đảm bảo năng lực thực hiện quy chế công tác quản lý vận hành, bảo trì công trình. Đặc biệt là với các phần diện tích sở hữu sử dụng chung.
Dẫn đến điều kiện kinh doanh đơn vị quản lý vận hành công trình phải được quy định cụ thể. Trong khi luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thông tư không được quy định điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thứ năm, về xử phạt vi phạm hành chính
Đối với vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý vận hành phải có cơ chế xử lý. Theo quy định, việc quy định xử phạt vi phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Từ các khó khăn vướng mắc trên, Bộ Xây dựng đã xem xét và rút ra được kết luận. Hiện nay, việc ban hành quy chế quản lý vận hành theo hình thức thông tư là chưa đảm bảo.
Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng cho phép bộ thực hiện theo hướng tự xây dựng. Sau khi hoàn thành sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định quy định về quản lý vận hành đối với loại hình căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ý kiến chấp thuận về mặt chủ trương xây dựng chính sách. Bộ Xây dựng tiến hành phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu. Đồng thời sẽ lập hồ sơ xây dựng chính sách theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Biên tập bởi Viraland.vn