Mua nhà đất chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh những nỗi lo về giá cả thì người mua còn có nỗi lo khác về giấy tờ pháp lý. Một trong số đó là bẫy “công chứng vi bằng”. Nếu không cẩn thận người mua có thể bị lừa bất cứ lúc nào.
Một điều cơ bản bạn cần biết đó là “công chứng vi bằng” không phải một văn bản công chứng. Nó không thể so sánh với hợp đồng trong giao dịch BĐS bởi không có giá trị pháp lý.
Hiện nay trên địa bàn TP.HCM xuất hiện nhiều trường hợp người dân thực hiện xác nhận mua bán nhà đất bằng giấy tay. Sau đó yêu cầu thừa phát lại (TPL) lập vi bằng ghi nhận. Dù đã được cảnh cáo rất nhiều nhưng nhiều người vẫn xác nhận theo hình thức này. Dưới đây là lý giải rõ hơn về vấn đền này từ Bà Phan Thị Bình Thuận, PGĐ sở tư pháp TP. HCM
Nên phân biệt rõ vi bằng và văn bản công chứng
PV: Bà có thể giải thích rõ hơn về vi bằng được không? Liệu nó có giá trị pháp lý như văn bản công chứng không, thưa bà?

Bà Phan Thị Bình Thuận, PGĐ sở tư pháp TP. HCM
Có thể thấy trong thời gian qua, các cơ quan chức năng luôn đẩy mạnh tuyên truyền người dân cảnh giác khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất. Trong đó phải kể đến hình thức lập vi bằng. Điều này có thể gây ra những hậu quả về pháp lý bởi mọi giao dịch chỉ được xác nhận qua giấy tờ bằng tay.
Cần lưu ý rằng vi bằng là văn bản do TPL lập. Theo đó vi bằng sẽ ghi nhận lại những sự kiện nhằm tạo chứng cứ trong xét xử nếu có tranh chấp. Vi bằng được lập bởi các TPL đang hành nghề tại các văn phòng công chứng.
Các TPL khi chứng kiến sự việc trực tiếp sẽ dùng vi bằng để ghi nhận lại sự kiện và hành vi.
Vì vậy vi bằng không mang tính xác thực của hợp đồng hay giao dịch. Nó cũng không thể thay thế được văn bản công chứng. Ngoài ra trong các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng thì các TPL cũng không được phép lập vi bằng.
Nói cách khác, vi bằng chỉ là văn bản có giá trị chứng minh 2 bên đã có giao dịch với nhau. Được lập để tạo chứng cứ cho việc giao nhận tiền của hai bên. Vi bằng này cũng không hề mang tính xác nhận đối với các giao dịch khác.

Cẩn thận bẫy công chứng vi bằng khi mua nhà đất
Cần lưu ý vi bằng chỉ để chứng minh việc giao, nhận tiền
PV: Hiện nay có rất nhiều người dù đã biết về tính pháp lý của vi bằng. Tuy nhiên vẫn yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận việc giao nhận tiền. Vậy bà có những giải thích gì trong những trường hợp này không?
Đúng là tình trạng này vẫn đang diễn ra trong phần lớn bộ phận người dân. Dù đã biết về giá trị pháp lý của vi bằng nhưng nhiều người vẫn yêu cầu lập. Cần lưu ý rằng khi bạn giao dịch mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay, không có công chứng thì vi bằng chỉ có giá trị chứng minh việc giao nhận tiền khi xảy ra tranh chấp. Ngoài ra vi bằng không có giá trị khi các bên thực hiẹn quyền chuyển nhượng hay sang tên.
Vậy sở tư pháp TP đã có những chính sách gì để đầy manh việc quản lý đối với TPL?
Khó khăn nhất trong vấn đề quản lý TPL là về mặt thể chế. Thực tế vẫn có nhiều TPL dù chưa thực hiện đúng các quy định của nhà nước những vẫn chưa thể xử phạt. Bởi Nhà nước vẫn chưa có chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực TPL. Hiện nay sở đang kiến nghị cũng như tham gia đóng góp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật trong lĩnh vực TPL. Sở vẫn tiếp tục đẩy mạnh thanh tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thuộc hoạt động của TPL.
Chưa có chế tài xử phạm vi phạm đối với các TPL
Mới đây sở tư pháp TP.HCM đã tiếp tục kiến nghị Bộ tư pháp khẩn trương về việc xem xét, ban hành luật trong lĩnh vực TPL. Văn bản luật này nhằm thay thế với các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay. Bên cạnh đó bổ sung một số quy định xử phạt các TPL phù hợp với thực tế hiện tại.
Tuy nhiên đến nay các văn bản hiện hành vẫn chưa được thay đổi và cải tiến. Vì vậy càng gây khó khăn hơn trong công tác điều tra và xử phạt những TPL vi phạm. Nhìn chung lĩnh vực này vẫn đang sử dụng quy định pháp luật trong giai đoạn thí điểm.
Mua nhà qua “công chứng vi bằng” và bài học để đời
Chị Nhàn (quân Bình Tân, TP. HCM) chia sẻ hiện nay vợ chồng anh chị làm công nhân ở Bình Tân. Dành dụm được 500 triệu dống anh chị quyết định mua một căn nhà rộng 50m2 ở quận 12. Lúc mua chủ nhà hứa với anh chị vài năm sau sẽ làm và chuyển gia sổ đỏ. Nếu không tin thì mời anh chị lập “công chứng vi bằng”. Sau khi dọn về ở được một tháng thì chính quyền địa phương cưỡng chế thu lai nhà vì nhà xây không có giấy phép. Chúng tôi vội đi tìm chủ đòi bồi thường thì người này thừa nhận không còn tiền để trả. Giờ chúng tôi rơi và thế vô cùng oái ăm.
Biên tập bởi Viraland