Trước sự việc hàng nghìn căn hộ chung cư được chuyển hóa từ căn hộ condotel. Các chuyên gia cho rằng, hậu quả của việc này là do sai lầm chính quyền địa phương. Cũng như việc gian lận thương mại của chủ đầu tư khi bán sản phẩm. Khách hàng mua ‘con gà’ nhưng lại biến thành ‘con vịt’
Liên quan đến việc chuyển đổi hàng nghìn căn hộ condotel sang căn hộ chung cư ở dự án Cocobay. UBND TP Đà Nẵng cho biết, đã kiểm tra và xác định cho phép chuyển đổi. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cho biết, để chuyển đổi chủ đầu tư phải thỏa thuận với khách hàng . Từ đó làm cơ sở để lập hồ sơ và thiết kế điều chỉnh xây dựng. Khi hoàn thành việc trao đổi thì được quyền chuyển đổi căn hộ condotel thành căn hộ chung cư.

Chuyên gia cho rằng chính quyền Đà Nẵng đã sai lầm khi cho phép chuyển condotel sang chung cư
Thế nhưng, hầu hết các chủ hữu lại có phản hồi khác. Họ cho rằng, chủ dự án là Công ty CP Đầu tư Phát triển và xây dựng Thành Đô đã không trao đổi gì với chủ sở hữu trước khi chuyển đổi. Với yêu cầu nộp thêm chi phí 15% trên giá gốc để chuyển condotel sang chung cư. Hiện nay, đa số chủ sở hữu phản đối việc này vì nó không có trong thỏa thuận trước đây.
Trao đổi về việc này, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh – Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, chuyển đổi căn hộ condotel sang căn hộ chung cư thuộc quyền quyết định của từng địa phương. Tuy nhiên, khi chuyển đổi condotel sang căn hộ để ở là sai với chỉ tiêu quy hoạch ban đầu.
Ông Đực cho rằng, như vậy vô hình chung chủ đầu tư lại có lợi trong việc sửa luật. Có thể không chỉ riêng ở Cocobay Đà Nẵng mà hàng chục, hàng trăm dự án khác nữa. Các chủ đầu tư thì lại sẽ xin chuyển đổi thành những căn hộ để ở. Khi ấy, khu vực này sẽ không phù hợp làm dụ lịch nữa mà trở thành khu vực để ở.
“Việc cho phép chuyển đổi từ condotel sang chung cư là một sai lầm lớn của chính quyền Đà Nẵng. Như vậy, sau này sẽ có nhiều chủ đầu tư khác làm căn hộ officetel rồi cũng sin chuyển thành căn hộ ở thì còn đâu là quy hoạch”, ông Đực cho hay.
Đánh giá thêm về việc này, ông Đực cho rằng chủ đầu tư đã gian lận thương mại. Khi ký hợp đồng bán thì là sản phẩm A nhưng sau đó lại chuyển đổi thành sản phẩm B. Đây là cách đầu tư gian lận trá hình không thể chấp nhận được.
GS Đặng Hùng Võ cho rằng, theo góc độ pháp lý thì lại có một cái nhìn khác. Việc chuyển đổi từ condotel sang chung cư là việc chủ đầu tư phải làm vì đến nay cơ sở pháp lý của condotel vẫn chưa có. Đã 5 năm nay loại hình condotel đã tồn tại mà chưa có pháp lý. Cho nên câu chuyện ở đây là cần nhanh chóng hoàn thiện pháp lý cho condotel,
Do đó, ông cho rằng, nếu không muốn xảy ra khủng hoảng tài chính. Có thể sẽ có hiệu ứng domino từ Đà Nẵng sang tất cả các khu vực khác. Điều chính quyền cần làm là sớm sửa luật để có khung pháp lý cho condotel phát triển.
Cũng trao đổi với phóng viên, Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc chuyển đổi condotel sang chung cư là tình thế “chữa cháy”. Chủ đầu tư đưa khách hàng với thế ngoặc, buộc khách hàng phải thay đổi hoặc chấm dứt . Không có chuyển điều chỉnh hợp đồng cũ ví đó là điều bất hợp lý.
“Đây là một giải pháp bắt buộc của chủ đầu tư, không cho khách hàng lựa chọn. Như vậy, chủ đầu tư đã 2 lần vi phạm trong việc mua bán và ký kết hợp đồng. Vừa vi phạm chuyện tôi đang mua “con gà” lại biến thành “con vịt” và đồng thời vi phạm cam kết lợi nhuận với khách hàng”, luật sư Trương Thanh Đức cho hay.
Với việc sau khi chuyển đổi từ condotel sang chung cư chủ đầu tư còn yêu cầu chủ sở hữu phải đóng thêm phí 15% với phương án này, ông Đức khẳng định, việc này là hoàn toàn sai. Việc phát sinh chi phí thì chủ đầu tư phải tự tính toán và bù trừ. Không có việc bắt chủ sở hữu phải đóng thêm phí như dự án này. Chủ đầu tư tự chuyển đổi thì tự chịu trách nhiệm với việc chuyển đổi đó. Không có việc chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm cùng khi không chấp nhận nhận căn hộ.
Biên tập bởi Viraland.vn