Hai nhà máy thép đề nghị chuyển đổi đất mặt bằng hiện tại thành những phần đất sử dụng với mục đích khác.
Nhà máy thép Dana-Ý đề nghị chuyển phần xưởng cán thép từ phôi đến KCN Hòa Khánh. Đồng thời nhận khu đất ở có diện tích 6,2 hecta ở đường Nguyễn Tất Thành.
Nhà máy thép Dana-Úc muốn quy hoạch đất mặt bằng thành đất ở đô thị và giao doanh nghiệp khai thác. Diện tích đất là 4,3 hecta; thuộc phần dự trữ cho cụm công nghiệp Thanh Vinh trước đây.
Nếu địa phương đã đồng ý hướng khai thác, bố trí mặt bằng cho hai nhà máy thì doanh nghiệp sẽ thoát khỏi khủng hoảng như hiện tại – Lãnh đạo hai nhà máy cho biết.

Mặt bằng nhà máy Dana – Úc sẽ chuyển đổi thành đất ở
Vì cáo buộc gây ô nhiễm MT, chính quyền đã bắt buộc hai nhà máy dừng sản xuất. Từ đó, hoạt động bị đình đốn, phát sinh nợ xuất ở ngân hàng tăng lên hàng trăm tỉ đồng. Nhà máy Dana-Úc đang kiến nghị cho các bộ ngành để xem xét lại tình hình cứu doanh nghiệp. Còn nhà máy Dana-Ý đã có đơn khiếu kiện hành chính với UBND TP. Đà Nẵng, buộc đền bù 400 tỷ đổng.
Dư luận cho rằng, việc chuyển đổi đất được được tính từ rất lâu. Điều này có phải là nguyên nhân dẫn đến vụ khủng hoảng doanh nghiệp không?
Từ năm 2003, TP. Đà Nẵng đã quy hoạch đất giáp ranh KCN Hòa Khánh thành cụm công nghiệp Thanh Vinh. Đồng thời, đưa các nhà máy sản xuất “dạng ô nhiễm” vào. Sau nhiều năm, cụm công nghiệp đã lọt vào giữa các khu dân cư do đô thị hóa. Do đó, quy hoạch cũ không phù hợp nữa.
Nếu chuyển đổi cụm công nghiệp này thành khu đô thị Thanh Vinh, thì lợi nhuận từ việc khai thác mặt bằng sẽ khá lớn. Con số này có thể lên đến 8.000 tỉ đồng. Giá trị này có thể cao gấp đôi tiền đền bù cho việc giải tỏa và tái chỉnh trang.
Vì vậy, việc hai nhà máy được địa phương chấp thuận kiến nghị là điều dễ hiểu.
Biên tập bởi Viraland – Trang tin bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam