Đà Nẵng không thể đấu giá SVĐ Chi Lăng để thông qua việc thi hành án Phạm Công Danh. Vì sao? UBND thành phố Đà Nẵng đã làm gì?
Ngày 30/6 Cục trưởng cục Thi Hành án dân sự (THADS) Tp. Đà Nẵng ông Trần Phước Thu cho biết, cục vừa có công văn số 1041/BC-CTHADS trình lên HĐND Tp. Đà Nẵng để báo cáo tình hình công tác 2 quý đầu năm 2019. Công văn nêu rõ các vấn đề còn tồn tại xung quanh việc đấu giá SVĐ Chi Lăng để có thể thi hành án vụ Phạm Công Danh. Vụ Phạm Công Danh do công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh là chủ đầu tư.

Đà Nẵng kiến nghị TTCP cho phép giữ lại toàn bộ diện tích đất tại SVĐ Chi Lăng thông qua thi hành án bằng cách thỏa thuận với những bên có quyền và nghĩa vụ liên quan nhưng không thể đấu giá
Theo đó, vụ Phạm Công Danh bao gồm có 2 bản án, một bản án số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của TAND Cấp cao tại TP. HCM; bản án thứ 2 số 332/2016/HSST ngày 09/9/2016 của TAND TP. HCM. Cũng theo đó Cục THADS TP. Đà Nẵng đã quyết định rút hồ sơ số 31/QĐ.RHSTHA ngày 14/9/2018 với 300 triệu đồng và thi hành án số 82/QĐ-CTHADS ngày 07/5/2018 với 3.646 tỉ đồng. Trong đó, tài sản thế chấp gồm 10 lô đất trong khu SVĐ Chi Lăng thuộc TP. Đà Nẵng.
Cục trưởng Cục THADS TP. Đà Nẵng phát biểu
Ông Trần Phước thu nêu rõ, dự án đã vi phạm luật đất đai 2013. Luật chỉ cho phép các khu đất thuộc diện đất sản xuất, kinh doanh là “có thời hạn” sử dụng. Tuy nhiên trong tất cả các giấy tờ liên quan của khu phức hợp SVĐ Chi Lặng được Sở xây dựng cấp 2011 có thời hạn “lâu dài” đối với quyền sử dụng đất.
Ông Phước Thu nói thêm: “Theo quy định của pháp luật và các công văn có liên quan thì TP. Đà Nẵng phải thu hồi tất cả các giấy chứng nhận đất sau đó thực hiện điều chỉnh lại cho hợp lí và phù hợp”.
“Việc sân vận động Chi Lăng chưa được phê duyệt quy hoạch, do đó mà các tổ chức và cá nhân không được tham gia đấu giá và thi hành án vụ.”- Ông Phước Thu nhấn mạnh.
Thường trực HĐND Tp. Đà Nẵng đã thống nhất giao cho UBND kiến nghị lên TTCP, bằng mọi giá phải giữ lại SVĐ Chi Lăng để sử dụng cho mục đích công cộng thành phố. Do đây không chỉ là địa điểm phục vụ cho các hoạt động thể thao mà đây còn là công trình mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng với người dân Đà Nẵng.
Hậu quả của việc thi hành án kéo dài
Nếu không xử lí kịp thời, việc thi hành án kéo dài, những vướng mắc vẫn còn tồn động sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng tới nguồn lực của TP. Đà Nẵng, quyền lợi của người sử dụng đất cũng bị hạn chế. Đặc biệt, việc này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lí của nhân dân Đà Nẵng.
Không những thể, việc này sẽ còn gây bất ổn cho ANXH tại địa phương. Do đó, cần đẩy nhanh tiến độ và tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
Vì thế, UBND thành phố mong muốn TTCP cho phép được giữ lại phần diện tích đất tại SVĐ bằng cách tự thõa thuận với các bên thi hành án. Theo đó, thành phố gia nộp vào ngân sách số tiền 1.251 tỉ đồng để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của người sử dụng đất.
UBND thành phố kiến nghị TTCP chỉ đạo NHNN xem xét cho phép TP được thỏa thuận với ngân hàng thay nghĩa vụ thi hành án, qua đó thu hồi tất cả các lô đất ở SVĐ Chi Lăng. UBND thành phố cũng mong muốn các cơ quan, ngành liên quan triển khai thực hiện các kiến nghị kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân TP. Đà Nẵng.
Biên tập bởi Viraland.vn