Gần đây, dư luận xôn xao với hồ sơ thiết kế di tích lầu Bảo Đại. Di tích này còn bao gồm nhiều công trình khác như nhà hàng, khách sạn,… Có thể thấy nếu theo như thiết kế đã thể hiện thì nhiều ngôi biệt thự sẽ xây chìm trong vách đá.

Di tích lầu Bảo Đại bị khoét núi để xây dựng khách sạn. Nhiều hàng mục vẫn ngang nhiên tiến hành thi công dù chưa được cấp phép.
Lầu Bảo Đại (còn được biết đến là biệt thự Cầu Đá) là địa danh thắng cảnh nổi tiếng. Nơi đây thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch mỗi năm.
Từ năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chuyển giao cho doanh nghiệp thực hiện dự án biệt thự nghỉ dưỡng. Có thể thấy chỉ trong thời gian ngắn nơi đây đã bị đào bới, san ủi khiến nhiều người xót xa.
Tồn đọng nhiều hạng mục sai phép
Được biết, năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa đã bàn giao cho Công ty CP đầu tư Khánh Hòa khu di tích lầu Bảo Đại để xây dựng Biệt Thự nghỉ dưỡng. Còn được gọi là khu nghĩ dưỡng cao cấp Bảo Đại.
Đến năm 2013, Khánh Hòa thu hồi di tích và giao cho tập đoàn Hà Đô tiếp tục thực hiện dự án.
Tháng 8/2013 tỉnh này đã giao 13,6 ha đất cho công ty Khánh Hà thực hiện dự án. Trong đó gồm 8,9 ha toàn bộ danh thắng cảnh. Ngoài ra còn có 4,7 ha mặt biển thuộc vịnh Nha Trang.
Theo quy hoạch 1/500, các hạng mục được thực hiện bao gồm khách sạn, nhà hội thảo và 5 căn biệt thự. Trong đó theo hồ sơ thiết kế, hạng mục biệt thự sẽ được khoét núi để xây chìm lòng đất.
Việc đầu tư trái phép khiến các dự án dang dở và khu di tích bị bỏ hoang nhiều năm
Từ năm 2013, chủ đầu tư đã tiến hành khoét núi Cảnh Long. Sau 5 năm, gần như toàn bộ di tích Bảo Đại bị đào bới và múc sâu để làm móng. Hiện nay, nơi đây trở nên hoang tàn khi dự án này bị đình chỉ trong nhiều năm nay.
Được biết năm 2016, sở Xây dựng Khánh Hòa đã lập biên bản vi phạm hành chính và buộc dừng thi công dự án. Trước đó cơ quan này đã phát hiện chủ đầu tư thực hiện nhiều hạng mục sai giấy phép. Trong đó có vài công trình chưa được cấp phép nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên cho xây dựng.
Đến tháng 5/2018, sở Xây dựng Khánh Hòa bất ngờ kiểm tra và phát hiện thêm sai phạm.

Dự án bị đình công khiến khu di tích trở nên hoang vắng và mất giá trị
Từ biên bản vi phạm hành chính cho thấy, chủ đầu tư đã tự ý cho máy móc khoét núi khu di tích lầu Bảo Đại dù chưa được cấp phép. Ngoài ra công trình thi công cũng chưa có đầy đủ các giấy tờ pháp lý.
Cụ thể, doanh nghiệp đã tự ý đổ móng xây thêm hai công trình khách sạn. Tổng diện tích thiệt hại lên đến 800m2. Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư bị phạt hành chính, mức phạt 40 triệu đồng.
Tranh cãi việc khai thác các di tích quá “thô bạo”
Thực tế, các di tích tại lầu Bảo Đại đang bị bỏ hoang. Trở nên vắng vẻ và hoang tàn với hàng chục trụ bê tông nằm trơ trọi. Bà Nhàn, một người dân địa phương cho biết, trước đây lầu Bảo Đại rất đẹp. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cây cối xanh tươi. Tuy nhiên từ khi triển khai dự án, cây cối bị chặt bỏ, núi lại bị khoét sâu. Ai nhìn thấy cũng không khỏi xót xa bởi con người đã khai thác một cách quá thô bạo.
Được biết hiện nay cả năm khu biệt thự thuộc di tích đều đã xuống cấp trầm trọng. Những chi tiết như cửa, trần, gạch lát đều không còn sử dụng được. Nhìn tổng thể di tích không còn giữ được giá trị ban đầu của nó.
Theo lãnh đạo sở VHTT Khánh Hòa, trước đây di tích này đã qua tay nhiều chủ đầu tư. Có những hạng mục tự ý xây dựng mà chưa có giấy phép. Vì vậy năm căn biệt thự này từ lâu đã không còn giữ vẻ đẹp nguyên bản của nó.
Di tích lầu Bảo Đại cần được đưa vào danh sách bảo tồn
Một cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa không khỏi xót xa khi nhắc lại chuyện cấp phép xây dựng dự án tại lầu Bảo Đại. Theo đó, lúc các doanh nghiệp xin cấp giấy phép xây dựng, cả ông và nhiều người khác không đồng tình. Bởi việc này được xem là đi ngược lại với quy luật bảo tồn di tích.
Theo ông, lầu Bảo Đại là một di tích quan trọng. Nó là một khối kiến trúc được thiết kế hài hòa với khung cảnh xung quanh. Việc đào núi, khoét đất không chỉ gây ảnh hưởng đến di tích mà còn ảnh hướng đến kết cấu địa chất.
Ông cho rằng các ngôi biệt thự cổ có thể biến mất bất cứ lúc nào. Nếu không có chính sách trùng tu bảo vệ từ bây giờ, thì lầu Bảo Đại chỉ còn hiện lên trên báo chí. Không ai còn có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của ngôi biệt thự cổ trăm tuổi này.

Tọa độ vị trí của di tích lầu Bảo Đại trên bản đồ
Theo lịch sử ghi lại, khu biệt thự này được hoàn thành năm 1923. Được người Pháp xây dựng làm nơi sinh sống của các nhà nghiên cứu hải dương học. Từ năm 1940 – 1945, nơi đây trở thành điểm đến tham quan quen thuộc của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Từ đó nó có tên là lầu Bảo Đại.
Tháng 10/1945, khu biệt thự Lầu Bảo Đại được công nhận là “di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh”.
Đến tháng 8/2019, lầu Bảo Đại chính thức được đưa vào danh mục kiểm kê di tích và được lập hồ sơ để bảo tồn.