Thay vì đổ vốn vào các khu đất nhỏ lẻ, giới đầu tư Đà Nẵng hiện đang tìm về khu vực phía Nam – nơi đất nền được quy hoạch bài bản, có hạ tầng giao thông đồng bộ và lợi thế phát triển đô thị sinh thái.

Đà Nẵng đang có xu hướng phát triển đô thị về khu vực phía Nam
Xu hướng ly tâm tại Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ
Tình trạng ô nhiễm môi trường, quá tải ngày càng nghiêm trọng tại các thành phố lớn khiến xu hướng ly tâm đang phát triển mạnh mẽ. Nếu ở Hà Nội có xu hướng dịch chuyển lên phía Bắc, đón đầu để quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng, thì đô thị ở TP Hồ Chí Minh đang phát triển về phía Đông (quận 2, quận 9…). Trong bối cảnh quỹ đất nội đô dần thu hẹp và các dự án ven biển khan hiếm, Đà Nẵng đang có xu hướng ly tâm về phía Nam và Đông Nam.
Dân số Đà Nẵng hiện có khoảng 1,5 triệu người, tập trung tại các quận nội thành. Dự báo đến năm 2030, dân số Đà Nẵng sẽ đạt 2,5 triệu người. Khi đó, khu vực nội thành chắc chắn sẽ quá tải. Việc hình thành các khu đô thị vệ tinh và giãn dân khỏi nội thành là điều tất yếu.
Theo định hướng phát triển của Đà Nẵng, mũi quy hoạch phát triển đô thị được xác định là phía Đông Nam và phía Tây Bắc. Trong đó, mũi phát triển phía Nam kết nối Đà Nẵng với đô thị Điện Bàn và phố cổ Hội An được giới chuyên gia, các nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng.

Đầu tư vào đất nền phía Nam Đà Nẵng được xem là an toàn ở thời điểm này
Năm 2020, thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, người dân thận trọng hơn khi đầu tư. Nếu so sánh với việc đầu tư các loại hình bất động sản giá trị cao, khó chuyển nhượng thì đầu tư đất nền thời điểm này được coi là một giải pháp an toàn.
Với sức hút mạnh mẽ, khu vực phía Nam thành phố được đánh giá có tiềm năng để trở thành trung tâm mới của thành phố Đà Nẵng, trở thành điểm kết nối với Quảng Nam, phát triển “thành phố sông Hàn”.
“Đặt gạch” tại đô thị sinh thái tương lai Đà Nẵng
Theo Nghị quyết 43 ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, thành phố tập trung nguồn lực để phát triển, trở thành khu đô thị sinh thái, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và trung tâm du lịch quốc tế…
Định hướng phát triển này đang từng bước được hiện thực hóa tại khu vực phía Nam, nơi đang hình thành khu đô thị sinh thái mới, mở ra tương lai thịnh vượng cho thành phố. Sự kết nối của các dự án lớn thông qua mạng lưới giao thông sẽ tạo nên diện mạo đô thị hiện đại, văn minh cho khu vực phía Nam thành phố.

Định hướng của bất động sản Nam Đà Nẵng là hình thành những khu đô thị sinh thái ven sông Cổ Cò
Các tuyến đại lộ lớn như Nguyễn Phước Lan, Võ Chí Công kéo dài cùng hệ thống cầu bắc qua các con sông giúp cho việc di chuyển từ Hòa Xuân vào trung tâm thành phố và các điểm du lịch lớn lân cận trở nên dễ dàng hơn.
Đặc biệt, theo kế hoạch 2020, TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam sẽ hoàn thành dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò, tạo mối liên kết đường thủy chặt chẽ giữa 2 địa phương. Với vị trí này, các khu đô thị sinh thái tại Hòa Quý, Hòa Xuân sẽ kết nối với khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc trên trục đường di sản Đà Nẵng – phố cổ Hội An – mở ra cơ hội để kinh doanh các dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch.
Hiện tại, ở Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng có khá ít khu đô thị sinh thái quy mô đến hàng trăm hecta. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây sẽ là xu hướng mới, đồng thời cũng là khoản đầu tư đáng giá cho tương lai.
Với những bước đầu tư bài bản như vậy, khu vực Hòa Quý, Hòa Xuân ở phía Nam Đà Nẵng hứa hẹn sẽ là không gian sống xứng tầm cho tầng lớp trung – thượng lưu mới của thành phố, trở thành điểm nhấn trong xu hướng phát triển đô thị ly tâm của thành phố Đà Nẵng.
Tổng hợp bởi Trang tin bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam
Mời xem thêm: Mở rộng dự án khu đôi thị ven sông Hòa Quý – Đồng Nò