Tình trạng sử dụng sổ đỏ , giấy tờ giả để mua bán BĐS diễn ra phổ biển tại các văn phòng công chứng. Cùng Viraland tìm hiểu ngay thực hư của vấn đề này.

Việc sở hữu sổ đổ giả ngày càng trở nên dễ dàng hơn
Sổ đỏ giả được thực hiện ngày càng tinh vi, khó phát hiện
Hiện nay, sổ đỏ được làm giả vô cùng tinh vi. Theo đó các văn phòng công chứng (VPCC) phải thực hiện máy soi mới phát hiện được. Loại sổ đỏ này có thể được dùng để thế chấp, vay tiền,… Được biết có nhiều trường hơp có sổ đỏ cầm ngân hàng sau đó lại dùng sổ giả để tiếp tục vay tiền ở ngoài.
Mới đây, một VPCC đã công bố số liệu thống kê số sổ đỏ giả mà họ đã xử lý. Theo đó, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2016 có đến 300 trường hợp liên quan đến sổ đỏ giả.
Nhiều luật sư cho rằng việc làm giả sổ đỏ ngày càng được thực hiện tinh vi hơn. Chưa kể việc làm giả sổ đỏ đến từ những người làm trong ban ngành nhà nước và có con dấu thật của cơ quan cấp sổ. Những trường hợp như vậy rất khó để phát hiện.
Tình trạng này xảy ra một phần cũng đến từ sự tắc trách của các công chứng viên (CCV). Không hiếm những trường hợp chính các CCV là người tiếp tay cho kẻ xẩu sử dụng giấy tờ giả để thực hiện giao dịch. Luật pháp hiện nay quy định CCV chứng nhận giao dịch dựa vào hồ sơ liên quan. Ngoài ra các CCV không có trách nhiện kiểm tra tính xác thực đối với đối tượng giao dịch. Do đó, chỉ cần CCV lơ là thì các đối tượng đã chiếm đoạt được tiền của bên mua.
Cần có chế tài xử phạt các cá nhân, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra sổ đỏ
Hiện nay, Luật pháp Nhà nước chưa có quy định về việc quy trách nhiệm cho phòng công chứng khi thực hiện giao dịch mua bán bằng giấy tờ giả. Chỉ những trường hợp có căn cứ cho thấy CCV biết giấy tờ giả nhưng vẫn thực hiện giao dịch thì mới bị tra cứu hình sự hoặc dân sự. Vì vậy các luật sư để xuất cần có điều luật quy kết trách nhiệm khi xảy ra sai phạm. Theo đó nếu CCV thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì phải tra cứu pháp luật.
Ông Tài Tuân, một chủ VPCC có tiếng tại TP.HCM chia sẻ những lưu ý khi thực hiện giao dịch nhà đất. Theo ông, những người bán nhà đất cần phải đề phòng người mua, nhất là với “cò đất”. Thông thường khi bán nhà, người dân thường chụp thông tin sổ đỏ để lấy niềm tin ở người mua. Tuy nhiên đây có thể là kẻ hỡ khiến kể xấu lợi dụng. Những thông tin trên sổ đỏ có thể bị dựa theo để làm giả. Sau đó đem bán hoặc cầm cố ngân hàng vay tiền.
Vì vậy khi có người đi xem nhà bạn nên cảnh giác. Nên xác nhận danh tính người mua kỹ càng trước khi cho họ xem các giấy tờ liên quan. Với công nghệ như hiện nay, một cuốn sổ đỏ giả chỉ mất khoảng một tiếng để hoàn thành.
Lưu ý để phân biệt sổ đỏ thật – giả
Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để phân biệt sổ đỏ thật – giả. Những cuốn sổ thật sử dụng phương pháp in offset nên màu mực sẽ đậm và sắc nét hơn. Trong khi đó những giấy tờ giả mạo được in bằng kỹ thuật số thông thường nên độ nét sẽ không bằng.
Bạn cũng có thể chiếu đèn pin nghiêng một góc 10 – 20 độ để xác nhận. Nếu có mã số hiệu ngay chính giữa con dấu nổi, được tạo bằng phương pháp in Typo thì đó là sổ thật. Ngược lại nếu mã số hiệu bị lệch so với hình dấu nổi thì bạn cần xem lại.
Biên tập bởi Viraland.vn