Hiện tượng những cơn sốt đất nổi lên tại các tỉnh địa phương nhỏ lẻ đang khá phổ biến vì các “cò” đất đổ về đây mua đất với giá cao ngất ngưỡng. Nhiều địa phương đã không thể khống chế được tình trạng này nên để ngăn chặn được các “bong bóng” bất động sản, một số tỉnh thành đã đưa ra các chỉ yêu và yêu cầu phải có sự kiểm soát chặt chẽ thị trường để không xảy ra các hiện tượng như trên nữa.
Nguyên nhân dẫn đến những cơn sốt đất này là gì?
Chịu trách nhiệm về sự việc trên, Bộ Xây dựng lại cho rằng, trách nhiệm của sự việc lần này phải do Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với chính quyền ngay tại địa phương đó giải quyết. Tuy nhiên, về phía Bộ TN và MT thì lại không đồng tình, họ cho rằng, với chức năng của mình thì Bộ sẽ chỉ quản lý việc mua bán, giao dịch bất động sản của những doanh nghiệp. Còn hiện nay, các “cơn sốt” đất tự nhiên diễn ra là do người dân tự mua bán đất cá nhân, nên bên Bộ sẽ không chịu trách nhiệm, mà trách nhiệm thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh thành đang xảy ra những hiện tượng này. Bên cạnh đó, trách nhiệm còn thuộc về Bộ Tài Chính và chính quyền của địa phương đó.
Để giải thích thêm về những cơn sốt đất đang diễn ra hiện nay, Phó Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam giải thích hiện tượng này do một số người đầu cơ, có đất hoặc những người muốn rửa tiền, họ biết được tâm lý những người dân thường sẽ có xu hướng thấy lợi là sẽ lao vào nên lợi dụng tâm lý đó để đi mua đất với giá cao, hoặc rao bán đất. Thực tế cũng cho thấy rằng, các hiện tượng này thường chỉ do người dân và những người cò đất ở các địa phương tham gia, còn nhưng nhà đầu tư bất động sản thực sự thường sẽ không tham gia vào – ông Thanh cho biết.
Lỗi có thực sự chỉ ở phía người dân?
Nếu như trách nhiệm và sự sai trái đều quy về hết cho phía người dân vì ham lợi mà tham gia vào những vụ mua bán này cũng không phải hoàn toàn đúng. Vì họ là những người không được nắm rõ thông tin về các dự án, các quy hoạch nên thấy bán được giá họ sẽ bán ngay. Trách nhiệm một phần là do chính quyền địa phương chưa thực sự kiểm soát được các tình trạng, không có thông tin đầy đủ cho người dân về những quy hoạch, dự án, hay là không thường xuyên cảnh báo cho người dân về những giao dịch mua bán đất thiếu cơ sở này là rất rủi ro về tài chính, nên người dân không được nắm rõ thông tin.
Đã có không ít các trường hợp người dân vì thấy đất quá có giá nên đã mượn tiền, vay ngân hàng để mua đất, nhưng sau khi mọi thứ đã vỡ ra, giao dịch khó thực hiện, đất bị đẩy giá cao, nếu bán sẽ không được giá như lúc mua,.. khiến người dân lâm vào cảnh khốn khổ, vỡ nợ, có người phải phá sản vì đã mua quá nhiều đất.
Đa phần những cơn sốt đất này xảy ra thì người chịu thiệt thòi nhiều nhất vẫn là những người dân mua đất về trữ, còn với những cò đất, mua chuyển tay nhau thì họ đã có được tiền lời cho riêng mình, đến lúc đất về tay những người dân “vô tội” thì lại bị vỡ trận, người dân mất quá nhiều tiền mua nhưng lại không thể bán.

Những cơn sốt đất chủ yếu do người dân tự mua bán đất
Chính quyền địa phương tại các nơi đã có những hướng giải quyết như thể nào?
Rất nhiều các địa phương vẫn đang lo lắng cho tình trạng này, bởi vì địa phương họ đang rất nhốn nháo, sôi động vì “cò đất” đi ngoài đường hằng ngày rất nhiều. Hằng ngày có rất nhiều các giao dịch mua bán được diễn ra trên tại địa phương nên để hạn chế được tình trạng này, hàng loạt các địa phương đã đưa ra các văn bản yêu cầu phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
Cụ thể, địa phương đã đưa ra các văn bản yêu cầu những đơn vị liên quan phải tăng cường kiểm tra, xử lý việc mua bán bất động sản không đúng quy định. Các Sở liên quan như Sở Xây Dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tư pháp đều phải thực hiện ráo riết các trách nhiệm của mình, không để diễn ra tình trạng “sốt đất” như hiện nay nữa.
Đã có một số các thành phố, tỉnh, địa phương thực hiện nghiêm ngặt các tình trạng này như UBND Bình Thuận, UBND TP. Phan Thiết, UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND tỉnh Long An.Tất cả các tỉnh thành trên đã và đang đưa ra những yêu cầu khắt khe đến với các Sở ban ngành để có thể hạn chế tối đa nhất những “bong bóng” bất động sản này, để không xảy ra các hiện tượng bị “vỡ bong bóng” khiến người dân điêu đứng.

Hàng loạt các địa phương đưa ra phương án hạn chế những cơn sốt đất
Đà Nẵng, Quảng Nam cũng đang phải tìm hướng giải quyết
Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng đã có những văn bản chỉ đạo để chấn chỉnh các hoạt động mua bán bất động sản trên địa bàn thành phố. Tất cả các Sở có liên quan đến giao dịch đều sẽ có những trách nhiệm và những hoạt động để chấn chỉnh tình trạng. Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ thường xuyên phải cập nhật các dự án phát triển đô thị, nhà ở đã được cấp giấy chứng quyền sử dụng đất,.. Sở Xây dựng, Sở Tư pháp cũng được tăng cường để triển khai các thực hiện chấn chỉnh tất cả các dự án đấy.
Ngoài ra, Quảng Nam cũng đang diễn ra các hoạt động mua bán bất động sản một cách phức tạp và khó kiểm soát, nhất là ở Núi Thành, Hội An, Điện Bàn, Tam Kỳ,.. Vì thế Sở Xây dựng cũng đã có những đã có những văn bản để đề nghị chính quyền tại các địa phương đó tiếp tục thực hiện và chấn chỉnh lại, không để xảy ra những tình trạng này nữa. Không cho xây dựng lên các văn phòng bất động sản trên lề đường, vỉa hè, phải gỡ bỏ ngay những ki-ốt, biển hiệu về kinh doanh bất động sản trái phép.
Hiện nay, các tỉnh thành vẫn đang ráo riết để ngăn chặn lại các tình trạng này. Điều này cũng đang giúp cho thị trường bất động sản dần được ổn định hơn và phần nào cắt giảm được những cơn sốt đất ảo.
Tổng hợp bởi https://viraland.vn/