Khi xây nhà hay sửa chữa, cải tạo nhà thì móng nhà là yếu tố quan trọng cần được lưu ý. Một ngôi nhà sẽ không được vững chắc nếu thiêu đi hệ thống móng nhà. Nó quyết định đến thời gian sử dụng, giá thành và độ bền vững của ngôi nhà.
Việc phân loại móng nhà giúp đánh giá hiệu quả phù hợp của móng với từng loại công trình. Phù thuộc vào tải trọng, chiều cao và tính chất tầng đất mà kỹ sư sẽ đưa ra quyết định sử dụng loại móng nào để phù hợp với công trình và đảm bảo an toàn nhất. Có nhiều cách để phân loại móng.
Phân loại móng theo độ nông, sâu
Móng nông
Thông thường móng nông được xây trên hố đào trần và sau đó được lấp lại. Nó được sử dụng trong các công trình chịu tải nhỏ, trung bình trên các nền đất tương đối đối. Móng nông được phân ra các loại móng sau:
Móng đơn:
Hay còn gọi là móng trụ, móng cột, đế cột, móng độc lập. Đây là loại móng được đỡ một cột hoặc có một cụm cột sát nhau, có công dụng chịu lực cho công trình. Mong đơn được sử dụng dưới mố trụ cầu, trụ điện, chân cột nhà,… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình vuông, hình chữ nhật hình tám cạnh, hình tròn,… Móng đơn có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp. Đây được xem là loại móng giúp tiết kiệm chi phí nhất.

Hình ảnh móng đơn trên công trường
Móng băng:
Móng băng (hay còn gọi móng liên tục) là loại móng có hình dạng như ột dải dài, giao cắt nhau theo hình chưc thập hoặc nằm độc lập để nâng đỡ tường hay hàng cột. Nó được sử dụng phổ biến trong xay dựng nhà vì nó dễ thi công hơn và lún đều hơn so với móng đơn. Thế nhưng, khi thi công thường đặt móng băng cùng chiều sâu nên cần làm móng băng ở hồi rộng hơn. Trông xây nhà, móng băng có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp.

Hình ảnh thi công móng băng
Móng bè:
Móng bè (hay còn goi lại móng toàn diện, móng bản) được trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực công trình lên nền đất. Nó là loại móng nông, thường được sử dụng ở nơi có nền dất yếu hoặc dùng cho các công trình chịu tải trọng nặng.

Hình ảnh móng bè ngoài công trường
Móng sâu
Móng sâu là loại móng chỉ cần đào một phần hoặc không cần đào hố, sau đó được hạ xuống độ sau theo thiết kế. Loại móng này phù hợp với các công trình có tải trọng lớn nhưng nền đất sâu. Móng sâu có thể được hiểu là móng cọc. Khi thi công sử dụng móng cọc, người ta sẽ đóng, hạ cọc xuống tầng đất sau nhằm tăng khả năng chịu tải cho móng. Hiện nay, cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến bởi nó chịu được tải trọng lớn và rất bền vững.

Hình ảnh thi công móng cọc
Phân loại móng theo đặc tính của tải trọng
Căn cứ vào đặc tính của tải trọng, móng nhà được chia thành móng chịu trong tĩnh động (móng máy, công trình cầu, móng cầu trục) và móng chịu trọng tải tĩnh.
Phân loại móng theo cách chế tạo
Phụ thuộc vào cách ché tạo móng mà người ta phân thành móng đổ toàn khối và móng lắp ghép.
Móng đổ toàn khối: vật liệu chính của loại móng này là bê tông, bê tông cốt thép và bê tông đá hộc. Đây là loại móng được sử dụng phổ biến cho nhiều loại công trình.
Móng lắp ghép: loại móng này có các thành phần được chế tạo sẵn, sau đó được vận chuyển đến các công trình để thực hiện lắp ghép. Móng lắp ghép được cơ giới hóa và có chất lượng tốt nhưng nó không được sử dụng phổ biến vì quá trình vận chuyển khá phức tạp.
Phân loại móng theo độ cứng
Căn cứ vào độ cứng thì móng nhà được chia thành móng mềm và móng cứng
Móng mềm: loại móng này có các thành phần là vật liệu có thể nén, uốn và chịu lực được. Do vậy, tải trọng tác động lên đỉnh móng và dưới đáy móng là bằng nhau. Móng mềm giúp rút ngắn thời gian và tiết kiệm vật liệu thi công nếu biết áp dụng giải ghép lắp ghép.
Móng cứng: loại móng này phù hợp với các khu vực có mạch nước ngàm ở dưới tầng sâu. Nó được làm từ các vật liệu chịu lực thông thường như móng gạch, móng khối đá hộc, móng bê tống đá hộc, móng bê tông.
Phân loại móng theo vật liệu
Căn cứ vào vật liệu xay dựng móng nhà có thể chia móng thành: Móng gạch, móng bê tông và bê tông cốt thép, móng đá hộc, móng thép, móng gỗ,…
Phân loại móng theo hình thức chịu lực
Móng chịu tải lệch: Loại móng này có kết cấu đặc biệt. Vì thế, tải trọng của móng sẽ không đi qua trung tâm của mặt phẳng đáy móng. Móng chịu tải lệch được sử dụng trong các công trình ở khu vực hiểm trở như nhà cũ, nhà mới, khe lún,…
Móng chịu trọng tải đúng tâm: Loại móng này bảo đảm hướng truyền lực thằng từ trên xuống dưới đáy trung tâm nên đáp ứng được yêu cầu chịu lực tốt.
Biên tập bởi Trang tin bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam