Mua bán bất động sản vẫn luôn là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Mặc dù, có nhiều trường hợp đã gặp phải những rủi ro nhất định trong quá trình mua bán bất động sản nhưng vẫn không tránh khỏi được. Đặc biệt, hiện nay, vẫn tồn tại những rủi ro khi mua bất động sản đã cấp giấy chứng nhận. Điều này đã khiến cho không ít các khách hàng đi mua bất động sản luôn có cảm giác bất an khi mua bất động sản. Hãy cùng tìm hiểu những rủi ro thường gặp để có thêm kinh nghiệm “né”chúng nếu như bạn đang có ý định mua bất động sản.
Những kinh nghiệm dưới đây được nêu ra dựa trên những chia sẻ của chủ biên cuốn Sổ tay Pháp lý Bất động sản – Luật sư Nguyễn Văn Lộc đã nêu ra.
Những lổ hỏng của pháp luật
Pháp luật đã có những mâu thuẫn trong quy định của mình để khi áp dụng vào thực tiễn, nó lại trở thành một điều thiệt hại cho một bên nào đó. Cụ thể, việc xác định quyền sở hữu tài sản của một bên nào đó khi đã được kí hợp động, có giấy tờ công chứng nhưng vẫn chưa hoàn tất việc sang tên vì nhiều lý do nhất định.
Bị vướng mắc trong quy hoạch
Rủi ro này là bên mua không thể kiểm tra được thông tin quy hoạch của bất động sản hoặc bên bán cố tình biết nhưng không chịu cung cấp thông tin cho bên mua. Có thể cung cấp những thông tin sai lệch do cố ý hoặc vô tình.
Tình trạng của bất động sản
Thường thì bên mua sẽ bị khó khăn trong quá trình tìm hiểu về thông tin của bất động sản hoặc có những sự cô xảy ra, ngăn chặn không cho bên mua có thể kiểm tra thông tin. Nhiều trường hợp, bất động sản đó đang được sở hữu bởi một bên thứ 3 nào đó, có thể họ đã thuê, xảy ra tranh chấp,..
Hợp đồng vị sai chuẩn

Rủi ro khi mua bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận thường liên quan đến số tiền lớn
Nhiều đối tượng khách hàng bị nhẹ dạ cả tin nên dính vào những vụ mua bán bất động sản nhưng không có hợp đồng được công chứng hẳn hoi. Họ chỉ “ký” hợp đồng qua lời nói hoặc thậm chí lập thành văn bản, nhưng văn bản không được công chứng theo đúng nhưng những quy định đã được ban hành.
Nhà được mua không đủ điều kiện
Có không ít các trường hợp mua nhầm nhừng miếng đất không đáp ứng đủ được các điều kiện về giao dịch, nên khi giao dịch duễn ra sẽ gặp phải nhiều khó khăn cũng như có thể phát sinh thêm nhiều rắc rối về sau.
Thõa thuận về việc cọc tiền không được kỹ càng
Nếu như không kỹ càng trong việc thỏa thuận về vấn đề cọc tiền thì khi xảy ra tranh chấp, nếu bên kia muốn hủy cọc và không tiếp tục, bên còn lại không chịu và muốn giải quyết theo những thỏa thuận đã đề ra thì có thể sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối. Do đó, việc thỏa thuận đi đến cọc tiền cũng cần được thực hiện một cách cụ thể và công khai rõ ràng cho cả hai bên.
Giao dịch không đúng với bên bán
Trường hợp này thường xảy ra với những người đi mua bất động sản nhưng không kiểm tra trước đối tượng đứng ra bán là ai. Có thể bất động sản đó của chung nhưng chỉ có một người đơn phương tự đứng ra bán, không có giấy tờ công chứng. Nên người gặp rủi ro chắc chắn sẽ là bên đi mua, vì thế hãy cẩn thận kiểm tra kỹ chủ sở hữu của bất động sản đó là ai.
Vướng vào những bất động sản đang bị thế chấp
Những bất động sản đang bị thế chấp thường sẽ rất khó và có thể không thể giao dịch được, nên khi lỡ dính vào những trường hợp này thường sẽ gặp nhiều rắc rối.
Rắc rối liên quan đến giá và chi phí phát sinh
Trong quá trính thỏa thuận về giá cả, chi phí phát sinh không kỹ càng nên dẫn đến các rắc rối về sau nếu như có phát sinh chi phí, không xác định được bên nào là người sẽ chịu trách nhiệm. Việc làm này sẽ mang đến những rắc rối không lường trước được nếu như bạn đang dính vào những giao dịch bất động sản có giá trị khá cao.
Vấn đề né thuế
Bên bán sẽ kê khai khoản này trong bản hợp đồng có công chứng giá trị thật và đã được thỏa thuận về khoản này. Tuy nhiên, sau khi đã công chứng thì có một bên có ý định sẽ không đóng hoặc vị phạm hợp đồng nên sẽ dễ xảy ra các mâu thuẫn.
Chất lượng bất động sản không được đảm bảo
Nhiều khách hàng chủ quan ở việc đi kiểm tra chất lượng của bất động sản nên thường sau khi mua sẽ dẫn đến những thất vọng nhất định. Không đáp ứng được những mong muốn như đã đề trước.
Chủ sở hữu lừa đảo
Việc chủ sở hữu chỉ có một bất động sản nhưng lại đem đi đặt cọc hoặc bán cho nhiều người bằng giấy viết tay, nhưng hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ủy quyền. Vì thế hơn hết vẫn là sự thận trọng khi quyết định mua một bất động sản nào đó.
Biên tập bởi Viraland.vn