Môi giới bất động sản phản ánh rõ thị trường đó như thế nào. Như cái cách mà các nhà đầu tư nước ngoài thường nói “Nhìn môi giới – biết thị trường”. Nhất là khi họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một thị trường mới.
Hiện nay, pháp luật đã công nhận môi giới BĐS là một nghề. Cụ thể bằng quyết định 153/2007/ND-CP của Chính phủ. Theo đó việc quy định cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS cũng được quy định rõ ràng.

Nhân viên môi giới bất động sản tìm khách ngay giữa đường
Quy định là vậy nhưng trên thực tế đây vẫn là một lĩnh vực chưa có sự quản lý chặt chẽ. Điều này đã gây ra nhiều người hành nghề với sự chụp giật, lừa đảo, chiêu trò thủ đoạn. Tất cả gây nên một môi trường môi giới BĐS hỗn loạn mà khi nhìn vào người ta thường có ấn tượng xấu. Vô hình chung những doanh nghiệp môi giới BĐS cũng chịu ảnh hưởng bởi cái nhìn dò xét của khách hàng đối với thị trường chung. Hiện nay, việc những người môi giới tranh giành, chà đạp lẫn nhau vì … tiền xảy ra rất phổ biến.
Môi giới BĐS đến từ mọi lĩnh vực?
Hầu như ai cũng có thể tự xưng mình là người môi giới BĐS. Tuy nhiên khi đề cấp đến chứng chỉ hành nghề thì không phải ai cũng có. Vậy những người hành nghề mà chưa có chứng chỉ có vi phạm pháp luật không? Hình thức xử lý như thế nào? Ai là người có trách nhiệm rà soát, xử lý? Đây vẫn là những câu hỏi bị bỏ ngõ.

Văn phòng môi giới bất động sản hoạt động chui khi sốt đất
Cần phải nhắc lại không phải ai cũng có thể trở thành người môi giới BĐS. Ở nhiều quốc gia khác, để có được chứng chỉ hành nghề là cả một quá trình dài và cố gắng. Họ phải đảm bảo được lý lịch cá nhân sạch, tốt nghiệp tú tài, hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành. Họ phải học, phải thi và được xác nhân là một người môi giới BĐS. Không chỉ vậy, họ còn được yêu cầu phải tham gian thực tập tại các công ty BĐS trước khi trở thành một nhà môi giới độc lập.
Môi giới BĐS cần được đào tạo bài bản
Có thể nói nghề môi giới BĐS có nguồn nhân lực đa dạng. Họ có thể đến từ nhiều lĩnh vực khác trong xã hội như: luật sư, bác sĩ, kỹ sư hay chỉ đơn giản là đam mê BĐS. Cần hiểu rằng một người môi giới BĐS độc lập là người giải quyết tất tần tật để một sản phẩm tham gia thị trường đến người thụ hưởng. Là người tạo cầu nối cho cả bên mua và bên bán. Đây không phải là điều dễ dàng nếu bạn không có chuyên môn và kinh nghiệm.
Nói chung một môi giới BĐS phải thực hiện tất cả các khâu của quá trình kinh doanh. Từ khi phân tích thị trường cho đến lúc hậu mãi khách hàng sau khi mua. Họ là người sẽ tự định giá sản phẩm, tham gia vào quá trình đàm phán, tiếp nhận ý kiến của hai bên. Thậm chí họ còn phải tham gia vào vấn đề pháp lý nếu hai bên xảy ra tranh chấp.
Môi giới BĐS là một nghề có mặt tốt và mặt xấu của nó. Bạn không nên đánh đồng những người hành nghề chân chính với những người bất chấp tất cả để hưởng tiền hoa hồng. Môi giới BĐS là một thị trường lành mạnh, chuyên nghiệp và phát triển. Cần phân biệt giữa nhân viên tư vấn, cò đất và người môi giới. Không nên gán ghép, đánh đồng lẫn lộn với nhau.
Vai trò quan trọng của các cơ quan quản lý
Người môi giới BĐS vẫn đang được đào tạo theo giáo trình từ năm 2007. Điều này gây nhiều thắc mắc cho những đào tạo. Liệu sau 12 năm, thị trường BĐS vẫn như những năm 2000? Với sự phát triển như vũ bão của thị trường BĐS thì việc áp dụng giáo trình từ năm 2007 là điều không hợp lý. Việc cập nhật là điều tất nhiên nhằm thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Theo báo cáo, có đến hơn 90% người môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề. Đây là con số đáng báo động. Qua đó cũng phản ánh chính sách quản lý thị trường lao động này còn quá dễ dãi. Để đưa môi giới BĐS lành mạnh như đúng bản chất thì nước ta cần phải thay đổi rất nhiều.
Một số nút thắt cần được tháo gỡ trong lĩnh vực môi giới BĐS
– Nói “không” với môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề.
– Rà soát các đơn vị cấp giấy phép hành nghề. Cần đảm bảo rằng chất lượng đào tạo là điều được đặt lên hàng đầu. Quán triệt việc “thương mại hóa” giấy phép hành nghề.
– Cập nhật lại giáo trình đào tạo phù hợp với thực tế hiện tại.
– Công bố con số hành nghề môi giới BĐS không có giấy phép.
– Có chế tài phạt nặng những trường hợp hoạt động không có giấy phép hành nghề.
– Khi người môi giới BĐS có mã số hành nghề trên giấy phép thì hợp đồng giao dịch mới có hiệu lực.
– Cần sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn người hành nghề “lụi” hiện nay.
Có thể thấy vai trò của các cấp, chính quyền rất quan trọng trong việc quản lý thị trường môi giới BĐS. Sự vào cuộc quyết liệt của các cấp quản lý nhằm thiết lập lại trật tự và bản chất của môi giới BĐS. Những người hành nghề chân chính cần sự tôn trọng của cộng đồng. Cần ý thức được rằng môi giới BĐS là một ngành nghề không thể thiếu cho sự phát triển của thị trường BĐS Việt Nam.
Tổng hợp bởi Viraland.vn