Dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây đặt tại địa bàn 2 xã Lộc Vĩnh và Lộc Tiến được khởi công đã hơn 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành. Thu hồi đất để “trùm mền” mà chưa biết bao giờ hoàn thiện. Người dân thì có nguy cơ bị mất trắng…

Dự án thu hồi đất để “trùm mền” nhiều năm liền
Thu hồi đất của dân rồi … “trùm mền” bỏ hoang!
Theo tìm hiểu, Dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây đặt tại địa bàn 2 xã Lộc Vĩnh và Lộc Tiến (H. Phú Lộc), có tổng số vốn hơn 1.200 tỷ đồng.
Dự án dự kiến được hoàn thành vào tháng 12/2014. Nhưng đến năm đã là năm 2019, dự án vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, vào năm 2016 chủ đầu tư đã tiếp tục thực hiện dự án mới. Khu đất quy hoạch chỉ toàn cây hoang, cỏ dại.
Theo phản ánh của phóng viên có mặt tại dự án, các hộ bị thu hồi đất ở giai đoạn 4A cho rằng, dù đất đang hoang hóa nhưng vẫn tiếp tục thu hồi đất của những hộ dân khác. Trong giai đoạn này, tổng diện tích đất bị thu hồi là 12,4 ha.

Dự án thu hồi đất để “trùm mền” khiến người dân lo lắng nguy cơ mất trắng
Ông Nguyễn Tịnh một trong những hộ dân có đất bị thu hồi, chia sẻ ông là chủ sở hữu của hơn 7.458m2 đất rừng bị thu hồi. Nhưng dự án chỉ đền bù 5.650m2, vậy còn hơn 1.800m2 của ông đã đi về đâu?
“Không chỉ riêng đất rừng, các loại đất khác của tôi cũng bị đo thiếu. Trong nhiều lần đối thoại, tôi có trình bày bị thiếu đất. Các cơ quan chứng năng vẫn làm ngơ, chỉ gửi giấy mời lên nhận tiền đền bù. Nhưng thiếu như vậy sao tôi nhận được”, ông Tịnh nói.
Trong khi đó, ông Lê Phước Chung cho biết, đất trồng cây sau vườn của ông ban đầu chỉ được đo 275m2. Nhưng sau nhiều lần đo lại, giờ diện tích đã hơn 500m2.
Theo người dân cho biết, giá đất ở đây theo thị trường là 4 triệu đồng/m2. Nhưng khi thu hồi, giá đền bù chỉ 20.000/m2. Nếu được đền bù 1 tỷ đồng, làm sổ đỏ tại khu tái định cư đã mất 500 triệu. Dự án mở ra, coi như người dân bị mất hết…
Cơ quan chức năng nói gì về khiếu nại của người dân?
Theo Trung tâm phát triển Quỹ đất Phú Lộc, hiện vẫn còn 5 hộ chưa nhận đền bù. Trong dự án này, chủ đầu tư dự định đầu tư hạ tầng rồi cho các doanh nghiệp thuê lại. Việc thu hồi đất sẽ phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.
Giải thích về việc ông Nguyễn Tịnh tố còn mập mờ, Trung tâm cho rằng do ông Tịnh khi làm thủ tục không xem tại sao sổ đỏ được cấp đất rừng sản xuất mà không phải đất trồng cây lâu năm, đến lúc có đền bù thì mới khiếu nại.
Về việc đền bù thiếu 1.800m2 đất của ông Tịnh là do khi đo thực tế thì ở đó có lăng mộ người đã chết trên đất.
Liên quan đến vụ việc này, Bí thư Huyện ủy – ông Đặng Ngọc Trân cho biết, do đất dự án này trong khu kinh tế nên việc giải phóng mặt bằng phải theo quy định của pháp luật, giá đất đền bù do HĐND tỉnh ban hành, huyện không có thẩm quyền.
Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc – ông Nguyễn Văn Mạnh cho biết, huyện đã gặp gỡ, đối thoại với 5 hộ dân chưa nhận đền bù. Đã làm theo trình và ban hành kế hoạch cưỡng chế. Người dân nếu chưa đồng tình thì có thể khiếu nại, nhưng việc thu hồi đất vẫn phải thực hiện. Sau này nếu bà còn đúng sẽ có bồi hoàn, còn những ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm.
Biên tập bởi Viraland.vn