Đô thị hóa đang là xu thế tất yếu trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu ở các quy gia khác việc quy hoạch cây xanh và mặt nước rất được chú trọng thì tại Việt Nam dường như đang quy hoạch đi ngược xu thế. Bỏ qua bài toán hạ tầng khi tận dụng tùng mét đất, lấn cả sông hồ để xây dựng các toàn nhà chọc trời. Hệ lụy là biết mất không gian xanh đô thị.
Đô thị đang nóng lên từng ngày
Theo như thống kê của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, vào năm 2016, trên cả nước có gần 1.000 tòa nhà, văn phòng hiện đại. Thế nhưng, chỉ trong 2 năm tiếp, con số này đã đạt đến 3.000, các tòa nhà chu cư tập trung chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Quy hoạch ngược xu thế chính là nguyên nhân là đô thị nóng lên
Trên thế giới, mô hình đô thị nén với sự hình thành những tòa nhà cao tầng đang là xu hướng phát triển của nhiều thành phố. Tuy nhiên, loại hình này khi đến Việt Nam lại trở thành “tội đồ”. Bởi đây được coi là nguyên nhân dẫn đến những vấn nạn đô thị như gây hiệu ứng nhà kính, bức tử hạ tầng giao thông, ô nhiễm không khí, “giết chết” không gian xanh, hệ thống ao hồ,…
Ba nguyên nhân gây nên tình trạng nóng lên trong các khu đô thị
Theo nhận định của Viện trưởng Viện Nghiên cứu định cư – PGS. TS Nguyễn Hồng Thục cho biết, đô thị hóa đang là tác nhân gây nên biến đổi khí hậu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là ba nguyên nhân sau:
Thứ nhất, những tòa nhà được xây dựng bừa bãi, chắn mặt tiền của thành phố. Khiến thành phố mất đi luồng gió tự nhiên làm mát.
Các dãy nhà cao tầng tại TP. Hồ Chí Minh được xây dựng chắn hầu hết các mặt tiền của sông Sài Gòn. Điều này khiến hướng gió Đông Nam không thể vào trong thành phố nữa. Tình trạng này diễn ra tương tự tại Hà Nội, toàn bộ bờ sông Hồng đã bị bê tông hóa. Vùng Hồ Tây cũng đang bị thu hẹp bởi mật độ xây dựng những tòa nhà cao tầng. Thậm chí, có những tòa nhà xây ngay cạnh mặt hồ mà vẫn cao đến 70-80 tầng.
“Trên thế giới, việc xây dựng chắn hướng gió vào thành phố là điều họ không dám làm. Nhưng ở Việt Nam thì được xây dựng tràn làn”, bà Thục tiếp tục nhấn mạnh.
Thứ hai, các thành phố đều cấm sự phát triển của chung cư cao hơn 25 tầng trong nội đô. Thực tế, khu vực chúng ta nghỉ rằng sẽ giảm được mật độ thì nhiệt độ lại tăng cao nhất.
“Chúng ta có thể thấy mật độ tại các vùng Liễu Giai, Daewoo đều rất cao, không thua gì HongKong. Sắp tới, trong khu vực nội đô sẽ mọc lên những tòa nhà cao tầng. Đô thị hóa không theo quy chuẩn xây dựng mà chỉ thấy dày đặc bê tông”, bà Thục chia sẻ.
Lấy một ví dụ như tại bán đảo Linh Đàm, Hà Nội. Tổng diện tích hạn chế nhưng vẫn phải chứa 12 toàn chung cư cùng với 30.000 người dân.
“Chúng ta đang bê tông hóa làm biến mất những là phổi xanh của thành phố hay khiến vùng chật chội trở nên chật chội hơn”, bà Thục nhận định.
Thứ ba, các chung cư được quy định rõ phải xây cách nhau 17 mét hoặc 1,5 lần chiều cao của tòa nhà để tránh hiện tượng đổ bóng chồng vào nhau và tránh được việc lây lan hỏa hoạn. Việc tuân thủ đúng các quy định này khiến các chung cư lấy đủ gió và ánh sáng.
Ngoài ra, còn một số quy tắc tối thiểu khác khi xây dựng các tòa nhà cao ốc như cần phải tránh xa những cấu trúc tự nhiên, hoặc phải lùi cách tự nhiên ít nhất 1,5 lần chiều cao của tòa nhà để tránh việc đổ bóng vào các cấu trúc.
Bên cạnh đó, cần có khoảng diện tích công cộng để người dân tiếp cận với thiên nhiên. Tuy nhiên, tất cả những tiêu chuẩn trên chúng ta đều không thực hiên được.
Quy hoạch ngược xu thế
Singapore phát triển đô thị theo nguyên lý đưa thiên nhiên lại gần với con người. Theo đó, xây dựng cần tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện vào thiên nhiên như vậy mới có thể “mềm hóa” được phần “thô cứng” của đô thị có cao ốc dày đặc.

Việt Nam đã và đang quy hoạch ngược xu thế
Trên thế giới, các thành phố có dòng sông đi ngang, có hồ hiện hữu đều bị cấm xây dựng sát không gian thiên nhiên. Yêu cầu phải chừa ít nhất 100 mét để dành cho công cộng.
Trong khi đó, tại Việt Nam, chúng ta lấy mặt tiền sông, bờ hồ để xây dựng. Chúng ta bịt kín toàn bộ sông hồ, biến thành những dãy nhà phố.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, chúng ta lấp hơn 95% các mặt nước và cấu trúc tự nhiên tại Hà Nội. Trước kia, mật độ cây xanh tại Hà Nội giữ mức 3-4 m2/người. Nhưng hiện nay con số này chỉ còn 0,8 m2/người.
“Chúng ta đang vi phạm những quy chuẩn cơ bản nhất của xây dựng đô thị”
Bà Thục cho rằng, không gian đô thị và không gian kinh tế phải chồng khít thì người dân mới có thể an cư. Lúc này, điều cần làm là tổ chức lại các khu dân cư. Giải pháp là phát triển các tòa nhà cao tầng nhưng vẫn giữ được không gian xanh cần thiết.
Theo chuyên gia, đô thị có mật độ dân số cao thường không có nhiều sự lựa chọn quy hoạch. Tuy nhiên, vì vậy mà nhà quy hoạch cần tính toán kỹ lương để sử dụng đất đai hiệu quả. Đó chính là kết hợp của quy hoạch dài hạn cùng với chính sách đất đai phù hợp, có sự kiểm soát và thiết kế thông minh.
Tổng hợp bởi: Trang tin bất động sản Đà Nẵng – Quảng Nam – Viraland